1
Chát ngay với Kiến Trúc Sư

Lựa chọn đồ gỗ cho trường học mầm non. Thiết kế nội thất mầm non đẹp

Một trong những điểm cần lưu ý trong thiết kế nội thất mầm non đó chính là việc lựa chọn đồ gỗ. Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn được những bộ bàn ghế, tủ, kệ và các vật dụng bằng gỗ chất lượng tốt nhất? Bài viết dưới đây của KIDSPACE sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết để các bạn có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

1. Tầm quan trọng của đồ gỗ mầm non

Song song với việc xây dựng một ngôi trường có cơ sở vật chất khang trang là việc lựa chọn đồ gỗ chất lượng tốt nhất cho các phòng học. Đây cũng là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm bởi nó liên quan đến chất lượng giảng dạy cũng như tính thẩm mỹ của một ngôi trường.

đồ gỗ mầm non

Những bộ bàn ghế gỗ đạt tiêu chuẩn sẽ giúp trẻ ngồi học đúng cách, hạn chế được các bệnh về học đường. Bên cạnh đó, các giá sách, tủ đồ được thiết kế chắc chắn, tiện nghi cũng góp phần tạo nên một không gian đẹp mắt, khang trang và hiện đại. Vậy trong thiết kế nội thất trường mầm non cần lưu ý gì khi lựa chọn đồ gỗ?

2. Những lưu ý khi lựa chọn bàn ghế gỗ cho trường mầm non

2.1. Kích thước ghế gỗ

Kích thước ghế có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập cũng như sức khỏe của các bé. Vì thế mà chiều cao ghế cần được thiết kế phù hợp nhất với thể trạng của trẻ mầm non. Nếu ghế quá thấp, khoảng cách giữa đùi và cẳng chân bé bị tạo thành một góc nhọn, phải gập đầu gối như vậy trong một thời gian sẽ khiến cho các mạch máu khó lưu thông và hạn chế quá trình tuần hoàn của cơ thể. Ngược lại, nếu ghế quá cao so với khuỷu chân thì người ngồi trên ghế sẽ bị treo bởi hai bàn chân bị mất đi điểm tựa, điều này làm tăng gánh nặng tĩnh lên mặt đùi và mông và sẽ khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi. Chỉ với kích thước đạt tiêu chuẩn, các bé mới thực sự thoải mái và không bị uể oải khi ngổi học.

đồ gỗ mầm non

Về chiều rộng của ghế, ghế phải đảm bảo đáp ứng đủ chỗ ngồi thoải mái cho học sinh, không được gò bó làm ảnh hưởng đến việc học của trẻ. Chiều sâu ghế cũng quan trọng không kém. Đây là khoảng cách từ cạnh trước của mặt ghế đến mông người ngồi. Chiều sâu của ghế quá nhỏ nghĩa là diện tích ngồi bị thu hẹp lại, tăng gánh nặng lên xương chậu làm trẻ không thoải mái. Nếu chiều sâu ghế quá lớn, khuỷu chân bé phải tỳ vào cạnh ghế khiến việc lưu thông máu xuống vùng cẳng chân bị cản trở.

2.2. Kích thước bàn gỗ

Bàn học cho trẻ mầm non cũng phải thiết kế theo đúng tiêu chuẩn cả về chiều cao lẫn chiều rộng mặt bàn.

- Chiều cao bàn học: Chiều cao bàn là khoảng cách thẳng đứng từ cạnh sau của bàn đến mặt sàn nhà. Chiều cao của bàn trong tiêu chuẩn bàn ghế học sinh là vô cùng quan trọng, nó phải đảm bảo có sự hài hòa về tỉ lệ của ghế. Có thể tính chiều cao bàn bằng khoảng cách từ mép bàn đến mặt ngồi của ghế cộng thêm chiều cao ghế ngồi.

đồ gỗ mầm non

- Chiều rộng mặt bàn: chiều rộng mặt bàn cho mỗi trẻ bằng chiều ngang lớn nhất của cơ thể bé cộng thêm từ 5-7cm. Bàn được thiết kế đủ tiêu chuẩn về diện tích mới đảm bảo các bé được thoải mái khi viết bài, không bị gò ép, cẳng tay các bé được tỳ lên mặt bàn học như một điểm tựa bổ sung và không bị vướng.

- Chiều sâu bàn học: được xác định từ khớp vai tới cổ tay của bé. Chiều sâu bàn học đạt chuẩn sẽ giúp các bé có tư thế học thoải mái nhất mà không bị mỏi. Bàn học cần đáp ứng đủ không gian cho các bé để sách vở và đồ dùng học tập và trong tầm với của các bé.

Đối với các bé mầm non, bàn ghế gỗ cần được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Các cạnh bàn không nên thiết kế sắc nhọn mà phải được mài tròn hoặc lót bằng cao su để tránh trường hợp các bé đụng phải gây chấn thương trong khi chạy nhảy, nô đùa. Bên cạnh đó, màu sắc bàn ghế cũng nên có gam màu tươi sáng và chứa các hình thù, họa tiết đáng yêu để thu hút các bé.

2.3. Kệ tủ gỗ mầm non

Một điều cần chú ý là chiều cao của tủ gỗ, kệ gỗ trong trường mầm non cần phải đảm bảo độ cao vừa phải, tương thích với chiều cao và tầm với của trẻ, để khi trẻ lấy hặc cất đồ sẽ không gặp bất cứ trở ngại hay khó khăn nào. Nếu tủ quá cao, trẻ sẽ phải kiễng chân lên và có thể rất nguy hiểm nếu đồ rơi xuống. Nếu có thể, hãy lắp đặt kệ, tủ dưới đất và gắn chặt chúng vào tường đề phòng bị đổ. Nên chọn nhiều màu sắc khác nhau cho loại thiết bị này như vàng, xanh, đỏ, cam,…với các hình thù con vật, cây cối hoa lá hay các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh đáng yêu để trẻ cảm thấy thích thú, có cảm hứng học tập và góp phần làm cho lớp học thêm vui mắt, sinh động hơn.

đồ gỗ mầm non

Bên cạnh hình dáng, kích thước thì chất liệu cũng là một yếu tố mà các trường mầm non cần đặc biệt quan tâm. Bàn ghế dành cho trẻ nhỏ phải được làm từ loại gỗ có chất lượng tốt, trọng lượng vừa phải. Nếu quá nặng sẽ khiến cho việc di chuyển khó khăn và dễ gây nguy hiểm khi bàn ghế đổ. Loại sơn được sử dụng để sơn cho các vật dụng bằng gỗ là loại sơn đảm bảo không gây nguy hại cho sức khỏe của các bé. Nhà trường nên chọn nhà cung cấp gỗ uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến việc học cũng như sự an toàn của học sinh.

Tóm lại, đồ gỗ nội thất đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tính thẩm mỹ cho trường mầm non. Đây cũng là tiêu chí đánh giá của các bậc phụ huynh khi lựa chọn trường học cho con em mình. Một môi trường khang trang, hiện đại với thiết kế nội thất vô cùng bắt mắt, tiện nghi và an toàn sẽ là ngôi trường đúng chuẩn để có thể thu hút được sự chú ý của đông đảo các bậc cha mẹ nhất.

>> Tham khảo thêm: Đồ gỗ trường học – Những vật dụng không thể thiếu ở cấp bậc mầm non

Các bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc có nhu cầu thiết kế nội thất mầm non đẹp xin liên hệ với KIDSPACE theo địa chỉ:

CÔNG TY THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC KIDSPACE

Địa chỉ: New skyline – Khu đô thị mới Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0987 388 886 (Mr Trang Vũ)

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

-->
Liên quan