1
Chát ngay với Kiến Trúc Sư

Thiết kế bếp ăn một chiều trường mầm non

Trường mầm non là nơi diễn ra các hoạt động hằng ngày của trẻ. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình học tập, vui chơi giải trí thì nhà trường cần hết sức chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong các bữa ăn, thức uống hằng ngày. Việc thiết kế bếp ăn một chiều sẽ giúp trường mầm non giải quyết vấn đề này một cách tối ưu.

1. Mục đích của thiết kế bếp ăn một chiều trường mầm non là gì?

Thiết kế bếp ăn một chiều tại các trường mầm non nhằm mục đích:

- Đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.

- Không để tình trạng lây nhiễm chéo xảy ra dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Lây nhiễm chéo là hiện tượng lây nhiễm vi khuẩn hay các chất bẩn từ thực phẩm tươi sống sang thực phẩm chín, từ khâu vệ sinh qua khâu chế biến.

An toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà bếp trường mầm non luôn đòi hỏi phải được ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là vấn đề mà các tổ chức về vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức coi trọng và quan tâm thường xuyên. Nhất là trong thời buổi hiện tại, khi mà các gia đình có con em đi học hầu hết đều có nhu cầu ăn bán trú thì trách nhiệm của nhà trường đối với sức khỏe của các bé lại càng trở nên cao cả hơn. Một bếp ăn vừa sạch sẽ, hợp vệ sinh lại vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ sẽ góp phần mang đến sự thành công cho trường mầm non, tạo dựng niềm tin tuyệt đối cho các bậc cha mẹ.

2. Thiết kế bếp ăn một chiều trường mầm non

Thiết kế bếp ăn một chiều được xem là xu hướng thiết yếu đối với các trường mầm non hiện nay, không chỉ mang đến một công trình thẩm mỹ cao, khoa học mà còn đảm bảo đời sống sức khỏe cho các em học sinh trong nhà trường.

Về cơ bản, bếp ăn một chiều phần lớn sử dụng các đồ dùng và thiết bị làm từ vật liệu inox, tránh hoen gỉ và ảnh hưởng của các hóa chất độc hại. Theo nguyên lý một chiều, nhà  bếp được chia thành các khu riêng biệt như sau:

2.1. Khu tiếp nhận nguyên liệu

Khi các thực phẩm tươi được chuyển đến cho nhà bếp, bao gồm rau, củ, thịt, cá, xương, vịt, gà, ngan, ngỗng, hoa quả,...chúng sẽ được kiểm tra về số lượng, chất lượng, nguồn gốc, độ sạch sẽ và tươi ngon. Tại khu tiếp nhận nguyên liệu, trường mầm non cần bố trí các vật dụng cơ bản như cân (giúp kiểm tra trọng lượng thực phẩm), giá kệ (chứa tạm nguyên liệu sau khi kiểm tra), thau chậu (rửa thực phẩm, vệ sinh sơ bộ),...

2.2. Khu sơ chế

Nhiệm vụ của khu sơ chế, rửa thô thực phẩm: Sau khi đã tiếp nhận thực phẩm cho nhà bếp, một quy trình bắt buộc đối với bếp ăn đó là phải vệ sinh, phân loại sơ bộ các loại thực phẩm. Đối với các thực phẩm nguyên con như gà, vịt, cá, trâu, bò, ngan ngỗng,...thì nhân viên nhà bếp phải tiến hành mổ xẻ, vệ sinh sơ bộ trước khi đưa vào khu vực đông lạnh, lưu trữ.

Thiết bị khu vực sơ chế cần có là giá kệ, bàn, chậu, dao thớt, khay đựng,...

2.3. Khu chế biến tẩm ướt

Nguyên liệu sau khi sơ chế sẽ được chuyển đến khu chế biến tẩm ướt (chế biến tinh). Tại đây, nhân viên nhà bếp sẽ tiếp nhận thực phẩm từ kho đông lạnh và tiến hành chế biến, tẩm ướt, xử lý nguyên liệu cho phù hợp với từng món ăn đặc trưng.

2.4. Khu nấu nướng thực phẩm

Khu nấu nướng nguyên liệu sẽ là nơi tập trung chủ yếu các thiết bị chính phục vụ cho quá trình chế biến thức ăn, bao gồm: bếp ga công nghiệp, bếp sào công suất cao, bếp ga âu, chiên nhúng, chiên nhám, rán phẳng, là nướng, bếp hầm, salamander, tủ cơm, thiết bị giữ nhiệt, quạt hút mùi, thông khí,...

2.5. Khu chia soạn đồ ăn

Sau khi các món đã nấu nướng xong sẽ được chuyển đến khu chia soạn đồ ăn. Đầu bếp có nhiệm vụ phân loại, chia đồ ăn ra khay đĩa theo khẩu phần ăn của trẻ và chuyển đến các nhóm lớp.

2.6. Khu bảo quản, nhà ăn, khu ăn uống.

2.7. Khu vực kho: kho khô, kho ướt, kho đông lạnh, kho mát,...

2.8. Khu bảo hộ lao động

2.9. Khu vực thay đồ

2.10. Khu vệ sinh, thau rửa dụng cụ ăn uống.

Tham khảo thêm: Quy trình bếp ăn một chiều trường mầm non

3. Những lưu ý trong thiết kế bếp ăn một chiều trường mầm non

- Đầu bếp hay nhân viên phụ bếp phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi vào bếp và phải kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. Nếu ai đang ốm hay bị bệnh thì không nên vào khu vực này.

- Có khu vực tiếp nhận thực phẩm riêng trước khi đưa vào bếp, tránh việc nhân viên giao hàng di chuyển vào khu vực nấu ăn.

- Thực phẩm tươi sống phải được phân loại và sơ chế theo quy định.

- Cần xử lý rác thải thường xuyên để tránh ô nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

- Thực phẩm cần được bao gói, ghi nhãn mác đầy đủ trước khi đưa vào kho lưu trữ để tiện theo dõi và điều chỉnh.

- Cần có bao tay riêng biệt khi tiếp xúc với thực phẩm sống và đồ ăn chín.

- Khu lưu trữ nên ở gần khu nấu, khu phân chia món ăn nên ở gần khu phục vụ .

- Khu vệ sinh, dọn rửa phải có vách ngăn và tách biệt hoàn toàn với bếp.

Bên cạnh những phương pháp kĩ thuật nêu trên thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn phụ thuộc vào những người vận hành. Cụ thể là:

- Nguyên liệu đầu vào có chất lượng hay không?

- Đầu bếp, các nhân viên có đảm bảo vệ sinh và tình trạng sức khỏe hay không?

- Việc bảo quản thực phẩm có đảm bảo đúng kĩ thuật hay không?

- Công tác vệ sinh khu bếp, vệ sinh dụng cụ nấu nướng và dụng cụ ăn uống đã đảm bảo sạch sẽ hay chưa?

4. Đơn vị thiết kế bếp ăn một chiều trường mầm non

Kidspace nhận thiết kế bếp ăn theo tiêu chuẩn một chiều cho tất cả các trường mầm non trên địa bàn cả nước. Đến với Kidspace, quý khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí về các phương án thiết kế nhà bếp cũng như thiết kế nội thất trường mầm non chuyên nghiệp. Chúng tôi cam kết sẽ thiết kế và thi công không gian nhà bếp một cách đồng bộ, hoàn hảo đến từng chi tiết, mang lại sự hiệu quả và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình vận hành.

Với đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, Kidspace hứa hẹn sẽ đem đến một hệ thống phù hợp nhất với thiết kế khu bếp của bạn mà giá cả lại vô cùng hợp lý. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC KIDSPACE

Địa chỉ: New skyline – Khu đô thị mới Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0987 388 886 (Mr Trang)

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!


-->
Liên quan