Hướng dẫn áp dụng giáo án Montessori vào chương trình giáo dục mầm non
Phương pháp Montessori hiện đang là mô hình giáo dục được các đơn vị mầm non cũng như các bậc cha mẹ đặc biệt chú ý bởi tác dụng mà nó đem lại. Hiểu được mối quan tâm đó, Kidspace có bài viết sau hướng dẫn các trường mầm non cách thức áp dụng giáo án Montessori vào trong quá trình giảng dạy để đạt hiệu quả cao nhất.
1. Giới thiệu sơ lược về giáo án Montessori
Phương pháp Montessori bao gồm rất nhiều lĩnh vực như: thực hành cuộc sống, ngôn ngữ, cảm quan, văn hóa, lịch sử, toán học, địa lý, lịch sử, âm nhạc và mỹ thuật. Mỗi lĩnh vực lại có một giáo trình riêng hướng dẫn chi tiết cách thức giúp trẻ làm quen và thực hành. Dụng cụ học tập dành riêng cho từng lĩnh vực là yếu tố không thể thiếu.
Tham khảo thêm: Đồ gỗ trường học – những vật dụng không thể thiếu ở cấp bậc mầm non
Để thực hiện tốt phương pháp giáo dục này, các trường mầm non nên bắt đầu từ lĩnh vực thực hành cuộc sống và cảm quan. Đây là hai lĩnh vực cơ bản và được xem là nền tảng giúp trẻ định hình tính cách, suy nghĩ và phong cách sống. Vì vậy, các thầy cô nên dành từ 1 đến 2 tháng để giúp các bé làm quen với các hoạt động quen thuộc hằng ngày như quét nhà, thu dọn đồ đạc, rửa bát, giữ gìn vệ sinh chung,…Khi các bé đã nhận thức được ý nghĩa của những việc mình làm như cất dọn đồ chơi đúng vị trí, giữ gìn dụng cụ học tập,…thì nhà trường mới nên áp dụng các lĩnh vực có liên quan đến học thuật nhiều hơn.
Để biết được trẻ đã làm tốt lĩnh vực thực hành cuộc sống và cảm quan hay chưa, giáo viên nên quan sát kĩ lưỡng và đánh giá xem các bé có thực hiện được các hành động có tổ chức sau một thời gian học tập hay không? Đây là công việc khá mệt mỏi và vất vả, đòi hỏi các giáo viên phải có sự kiên trì. Càng muốn đánh giá chinh xác nhất với từng trẻ thì việc quan sát càng yêu cầu phải tỉ mỉ hơn, thậm chí các cô phải ghi chép lại một cách cẩn thận hoạt động của từng trẻ. Tuy nhiên, do công việc quá bận rộn mà đôi lúc giáo viên có thể quên mất nhiệm vụ quan trọng này, làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả giảng dạy theo chương trình Montessori.
Để hỗ trợ và khắc phục khó khăn trên, trường mầm non có thể sử dụng một số ứng dụng như KidsOnline để dễ dàng quan sát, theo dõi và đánh giá trẻ. Ứng dụng này có nhiều tính năng hữu ích giúp các cô cập nhật được hình ảnh hoạt động của các bé, các thông tin về sinh hoạt, học tập, vui chơi,…đồng thời có sẵn các thư mục liên quan đến công việc của giáo viên để mọi thứ được tối ưu nhất và hỗ trợ giáo viên nhiều nhất có thể.
Sau khi các bé đã thành thạo trong các hoạt động cũng như cách cư xử của mình thì giáo viên có thể bắt đầu cho các bé tham gia các hoạt động phong phú hơn, điều này vừa mang ý nghĩa củng cố vừa bổ sung kiến thức cho trẻ. Các cô có thể tham khảo một số hoạt động trong chương trình Montessori như kĩ năng thảo luận, tạo thói quen đọc sách hoặc rèn luyện các kĩ năng đã được học ở phần trước một cách thường xuyên hơn,….
2. Lập kế hoạch theo dõi trẻ để giáo dục theo phương pháp Montessori đạt hiệu quả cao nhất
Giáo án Montessori không sử dụng kế hoạch theo ngày bởi tính tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ. Giáo viên phải là những người theo dõi tiến độ của từng trẻ để lên kế hoạch sao cho phù hợp. Các bài tập trong chương trình Montessori dành cho trẻ sẽ được thực hiện từ mức độ dễ nhất như bài tập lau bàn đến mức độ khó và phức tạp hơn như hệ số thập phân trong toán học. Các giáo viên cần có các bé thực hiện đầy đủ bởi cả hai mức độ đều quan trọng như nhau và vô cùng cần thiết đối với quá trình phát triển của trẻ. Nếu bỏ qua những kĩ năng dễ thực hiện thì trẻ rất có thể sẽ không hợp tác, không tiếp thu tốt hoặc không hình thành được tính kỉ luật, nề nếp trật tự,…
Lập kế hoạch tốt nghĩa là giáo viên sẽ thành công trong việc áp dụng phương pháp Montessori vào công tác giảng dạy của mình, giúp các bé dần thuần thục các mức độ bài học khác nhau, sẵn sàng cho những cấp độ tiếp theo trong hệ thống giáo án.
Tham khảo thêm: 4 bí quyết giúp cô giáo tránh mắc sai lầm trong giáo dục mầm non