1
Chát ngay với Kiến Trúc Sư

Dạy con theo phương pháp montessori, mẹ cần biết gì?

Phương pháp giáo dục mang tên Montessori đã "làm mưa làm gió" trên khắp thế giới. Điều gì đã làm nên sức hút này và liệu bố mẹ có thể giúp con tạo ra một môi trường lý tưởng như Motessori đã đề cập?

Phương pháp giáo dục mang tên Montessori đã "làm mưa làm gió" trên khắp thế giới. Điều gì đã làm nên sức hút này và liệu bố mẹ có thể giúp con tạo ra một môi trường lý tưởng như Motessori đã đề cập?

Dạy con theo phương pháp montessori mẹ cần biết

(Ảnh: Nguồn internet)

Tiến sĩ Maria Montessori (1879 – 1952) là người tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục trẻ em ở Châu Âu, những lý thuyết của bà là tiền đề cho các công trình nghiên cứu sau này của các tên tuổi lớn như Piaget và Vygotsky.

Phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục trong đó coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ lực để phát triển tiềm năng này bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo sâu về chuyên môn kèm theo các bộ giáo cụ mầm non học tập được thiết kế đặc biệt.

Sự khác biệt của Montessori

- Phương châm giáo dục của phương pháp Montessori: “Học trẻ để dạy trẻ tốt hơn”

- Mỗi lớp học gồm nhiều độ tuổi khác nhau: Thông thường chúng hòa trộn ba độ tuổi, chẳng hạn 2,5 tuổi – 3 tuổi – 4 tuổi. Điều này khiến cho lớp học luôn thú vị và mới mẻ, các em nhỏ hơn sẽ thích thú trước những gì anh chị lớn hơn làm được, đồng thời các bạn lớn có thể hướng dẫn và giúp đỡ các bé nhỏ.

Dạy con theo phương pháp montessori mẹ nên biết

(Ảnh: Nguồn internet)

- Bé là người lựa chọn khu vực học và hoạt động mình yêu thích: Bé được thoải mái “vùi đầu” vào hoạt động mình thích cho đến khi muốn chuyển sang hoạt động khác. Cách chơi độc lập và tự lập này giúp bé tự khám phá, tự tìm giải pháp khi mắc sai lầm. Ở môi trường lý tưởng theo phương pháp Montessori, người lớn không “can thiệp” quá nhiều đối với trẻ, đặc biệt là việc áp đặt tư tưởng, quan niệm, cách nhìn của mình với bé.

- Bé học tập thông qua tương tác với đồ dùng học tập và với các bé khác: Có ít nhất 3 tiếng trẻ hoạt động với học cụ mỗi ngày, giáo viên không có quyền cắt ngang khi trẻ đang hứng thú với hoạt động của mình để theo hoạt động của lớp.

- Đồ dùng học tập được thiết kế chuyên biệt như đồ dùng cho hoạt động hằng ngày giúp trẻ phát triển về thể chất, tính kiên trì, sự tự tin, độc lập và sự sáng tạo; đồ dùng học tập để phát triển giác quan, sự nhạy cảm, đồ dùng học tập về toán học giúp trẻ phát triển về tư duy logic, làm quen với các khái niệm về toán học; đồ dùng học tập cho các môn khoa học như lịch sử, địa lý để giúp trẻ hiểu biết về văn hóa thế giới, thích nghi và hòa nhập với cộng đồng.

- Chương trình dạy được phát triển dựa trên khả năng tiếp thu của trẻ. Giáo viên thiết kế bài học linh hoạt và đa dạng theo trình độ riêng của từng trẻ

- Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ bảo từng em để trẻ phát triển tư duy, tự nâng cao tính độc lập và tự tin. Các em sẽ ở với giáo viên trong ba năm. Điều này cho phép giáo viên phát triển quan hệ sát và lâu dài với học sinh, cho phép họ biết rõ từng cách học tập của trẻ, và khuyến khích ý thức cộng đồng mạnh mẽ giữa các em.

- Montessori không có hệ thống thi đua. Kết quả học tập của trẻ được dựa trên những ghi chép hàng ngày của giáo viên, dựa trên những tiêu chuẩn: thái độ, hành vi, kiến thức và quan trọng hơn cả là trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến trường; trưởng thành trong cuộc sống.

- Bố mẹ có thể tạo ra môi trường Montessori tại nhà: Tuy được triển khai với những đòi hỏi đặc thù, bố mẹ vẫn có thể tạo ra một môi trường theo hình mẫu mà Montessori hướng tới ngay tại ngôi nhà của mình. Điều được chú trọng trong phương pháp này là các vật liệu hoàn toàn thiên nhiên và nội thất theo kích cỡ trẻ nhỏ.

>>> 7 câu "thần chú" giáo viên montessori thường dạy trẻ, cha mẹ nên học hỏi

>>> Áp dụng montessori tại nhà: 12 Tips đúng cách và hiệu quả

-->
Liên quan