1
Chát ngay với Kiến Trúc Sư

Kinh nghiệm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (1)

Kinh nghiệm cho thấy ở trường mầm non nào mà Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo, cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phương và cha mẹ học sinh... có nhận thức đúng, thực sự quan tâm, đầu tư công sức, chỉ đạo sát sao thì hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia đạt hiệu quả rõ rệt hơn.

Kinh nghiệm cho thấy ở trường mầm non nào mà Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo, cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phương và cha mẹ học sinh... có nhận thức đúng, thực sự quan tâm, đầu tư công sức, chỉ đạo sát sao thì hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia đạt hiệu quả rõ rệt hơn.

Kinh nghiệm xây dựng trường mầm non chuẩn quốc gia

(Ảnh: Nguồn internet)

Làm tốt công tác tuyên truyền xây dựng trường chuẩn quốc gia

Như ta biết “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”; chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia không những là của những người làm công tác giáo dục mà nó còn là của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể; của cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội....

Thế nhưng, nhiều hiệu trưởng chỉ mới dừng lại công tác tuyên truyền này trong nhà trường, thiếu sự tuyên truyền đến các tổ chức khác và nhân dân.

Điều đó, dễ dẫn đến tính đồng thuận không cao giữa nhà trường và xã hội khi triển khai các biện pháp thực hiện chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Do vậy cần tăng cường công tác tuyên truyền xây dựng trường chuẩn trong xã hội, thông qua các hoạt động như: phát biểu tham luận trong Đại hội Đảng bộ, Đại hội giáo dục của địa phương; phát biểu trong các lần họp Hội đồng Nhân dân, họp Đảng bộ, họp sơ tổng kết của UBND xã, phường, thị trấn, họp Ban đại diện cha mẹ học sinh và toàn thể cha mẹ học sinh đầu năm và cuối năm...

Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương và Phòng Giáo dục, Đào tạo
trong công ty xây dựng trường chuẩn quốc gia, hiệu trưởng phải luôn xem mình như là một cán bộ giúp việc của lãnh đạo địa phương và lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo; phải có ý kiến, tham mưu, đề xuất phương án để lãnh đạo địa phương và Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định các vấn đề về xây dựng trường chuẩn ngoài khả năng giải quyết của mình.

Ngoài việc tham mưu cho lãnh đạo địa phương, hiệu trưởng cần tích cực tham mưu cho lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo đầu tư các hạng mục cơ sở vật chất: Xây dựng lớp học, phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi,...
Ngoài ra, để đảm bảo tỉ lệ 2 giáo viên/lớp bán trú, đầy đủ các nhân viên theo quy định, hiệu trưởng qua mỗi lần duyệt kế hoạch phát triển trường lớp chú trọng tham mưu về tiêu chí số lượng cán bộ, nhân viên và tỷ lệ giáo viên hiện có của trường để lãnh đạo phòng xem xét chủ động điều động con người.

Tóm lại, trong triển khai xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, nhiệm vụ tham mưu của hiệu trưởng có vai trò quan trọng. Việc tham mưu càng tích cực sẽ giúp cho lãnh đạo địa phương và ngành có sự quan tâm hơn, chỉ đạo càng sát sao hơn và trường có điều kiện thuận lợi hơn trong xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Kinh nghiệm xây dựng mầm non chuẩn quốc gia

(Ảnh: Nguồn internet)

Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Cần hiểu rõ chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm non là một giai đoạn có những đặc điểm tâm sinh lý riêng rất phức tạp. Trách nhiệm ở trường mầm non có nhiệm vụ phối hợp cùng gia đình chăm sóc giáo dục trẻ làm cho trẻ tăng trưởng thể lực đi đôi với phát triển trí tuệ.

Về công tác nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng nhà trường cần xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hợp lý, thay đổi thực phẩm theo hàng ngày, thay đổi cách chế biến theo tuần, thay đổi thực đơn theo mùa, cân đối cung cấp đủ lượng dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

Lựa chọn những loại thực phẩm có sẵn ở địa phương như: cua, trứng, hến, đậu, cá … vừa rẻ tiền vừa giàu dinh dưỡng. Tuyên truyền cho phụ huynh biết cách phối hợp chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, thường xuyên kiểm tra ngăn chặn kịp thời những biểu hiện, việc làm chưa tốt của giáo viên, nhân viên.

Yếu tố thứ hai là công tác vệ sinh: bao gồm vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng lớp, nhà bếp, đặc biệt là vệ sinh cá nhân. Bằng cách tổ chức thực hành chuyên đề vệ sinh cho cô và trẻ, tham gia tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành y tế.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác vệ sinh của trẻ, nhóm lớp, nhà bếp để ngăn chặn được dịch bệnh, ngộ độc xảy ra trong nhà trường ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra nhà trường cần quản lý tiền ăn của trẻ qua hồ sơ quản lý ăn bán trú, quản lý thực phẩm khẩu phần ăn có sự phối hợp của nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh và trưởng các đoàn thể kiểm tra giám sát bất kỳ không báo trước.

Về nâng cao chất lượng giáo dục: Trường học là một tổ chức học tập không chỉ đối với học sinh mà cả đối với người quản lý và giáo viên.

Để nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn nhà trường cần thường xuyên tổ chức tốt các phong trào thi đua: thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, thi trang trí lớp cũng như các hội thi có sự kết hợp cả 3 đối tượng cho cô, trẻ và cùng các phụ huynh.

Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhân tố quyết định quan trọng đến chất lượng chăm sóc,giáo dục trẻ trong nhà trường. Vì vậy việc lựa chọn, bồi dưỡng đào tạo cho đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng là hết sức cần thiết. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ giáo viên của trường.

Tạo mọi điều kiện và các hình thức hoạt động để giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn chuyên ngành GDMN. Có kế hoạch bồi dưỡng để tăng số lượng giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo.

Phát huy năng lực của mọi giáo viên bằng cách giao nhiệm vụ tạo cơ hội cho họ thể hiện, biết động viên khích lệ kịp thời (nêu gương, khen thưởng) để họ sẵn sàng bộc lộ hết khả năng của từng cá nhân vào công việc của tập thể.

Ngược lại cũng cần giúp đỡ bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn như giao nhiệm vụ đồng thời phân công giáo viên có năng lực chuyên môn kèm cặp giúp đỡ.

Cần xác định đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên được ổn định thì cá nhân mỗi người mới an tâm công tác. Vì thế Ban giám hiệu, chủ tịch Công đoàn của trường cần luôn dành thời gian quan tâm nắm bắt điều kiện hoàn cảnh từng cá nhân để phân công bố trí công việc phù hợp (giáo viên con nhỏ phân công lớp với giáo viên độc thân có sức khỏe, năng lực) để giúp đỡ hỗ trợ nhau, khó khăn nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thường quan tâm giải quyết các chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ phép và các chế độ khác đầy đủ kịp thời. Đặc biệt thường xuyên động viên, khen thưởng những nhân tố tích cực cũng như tổ chức thăm hỏi động viên đúng lúc những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn từ đó đã phát huy sức mạnh của khối đoàn kết tập thể.

>>> Kinh nghiệm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (2)

>>> Điều kiện xây dựng và thành lập trường mầm non dân lập

-->
Liên quan