1
Chát ngay với Kiến Trúc Sư

Kinh nghiệm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (2)

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục và công tác tuyên truyền, trong việc xây dựng thiết kế trường mầm non đạt chuẩn, các hiệu trưởng, ban lãnh đạo trường mầm non cũng cần quan tâm đến vấn đề cơ sở vật chất và xã hội hóa trường học của trường mầm non.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục và công tác tuyên truyền, trong việc xây dựng thiết kế trường mầm non đạt chuẩn, các hiệu trưởng, ban lãnh đạo trường mầm non cũng cần quan tâm đến vấn đề cơ sở vật chất và xã hội hóa trường học của trường mầm non.

Cần sự kiên trì, tận tâm trong công tác tham mưu, luôn tận dụng cơ hội tranh thủ sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, kêu gọi được sự đồng tình ủng hộ của các ban ngành như:

Kinh nghiệm xây dựng mầm non chuẩn quốc gia 2

(Ảnh: Nguồn internet)

Làm kế hoạch phát triển từng năm học chính xác số liệu và lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hàng năm.

Có kế hoạch xây dựng tổng thể cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Quy hoạch về diện tích đất đai, địa điểm xây dựng, thời gian hoàn thành việc xây dựng và mua sắm trang thiết bị.

Quy hoạch về tổng số các phòng học: Số phòng học, số phòng chức năng, công trình vệ sinh, bếp ăn,….phù hợp với số trẻ của trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non.

Lưu ý: Nếu xây dựng trường mới phải xây dựng hiện đại, đảm bảo tính sử dụng bền vững, lâu dài, tránh lạc hậu (các phòng học phải đảm bảo diện tích, cửa sổ vừa tầm với trẻ để có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động).

Có hệ thống điện đầy đủ và an toàn. Ngoài các phòng học đủ cho trẻ phải xây dựng các phòng chức năng như: Phòng nghệ thuật, phòng vi tính, phòng y tế, hành chính quản trị, bếp một chiều,… tất cả phải đủ diện tích ít nhất đạt mức tối thiểu theo quy định của Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.)

Có kế hoạch quy hoạch sân trường: Sân tập thể dục, khu vui chơi giao thông, vườn cây của bé, khu vui chơi ngoài trời, thảm cỏ…Tất cả các nội dung trên hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể, tổng thê hài hòa và phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng lâu dài, không lạc hậu.

>>> Xem ngay 5 điểm cần lưu ý để có một khu vui chơi tại trường mầm non an toàn cho trẻ TẠI ĐÂY

Kế hoạch này tuyệt đối không được mang tính chất tạm bợ mà phải có ý tưởng, có kế hoạch cho tương lai và phù hợp với đặc điểm, điều kiện của trường.

Bên cạnh đó việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cũng góp phần không nhỏ đảm bảo tốt các hoạt động ở trường mầm non. Khi có kế hoạch mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ, nội thất mầm non thì điều đầu tiên phải quan tâm đó là chất lượng (phải đảm bảo an toàn cho trẻ, bền, đẹp, có giá trị sử dụng lâu dài).

Kinh nghiệm xây dựng trường mầm non chuẩn quốc gia 2

(Ảnh: Nguồn internet)

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

Như Bác Hồ đã nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Vậy xuất phát từ đâu mà công việc càng khó và khó mấy mà có toàn thể nhân dân cùng lo lắng, cùng chung sức thì công việc cũng hoàn thành. Đó chính là sự “đồng tâm, đồng lòng” là sự tin tưởng vào chính quyền địa phương, vào nhà trường.

Nhận thức được xã hội hóa giáo dục có tầm quan trọng thiết thực trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Muốn nhà trường phát triển cần có sự đóng góp, tác động từ nhiều phía, đó là nhà trường, gia đình, và xã hội hay nói cách khác là lôi kéo gia đình và xã hội tham gia góp phần vào việc nuôi dạy các cháu ngày một tốt hơn.

Đối với gia đình: Nhà trường phân công cán bộ giáo viên phối hợp cùng trưởng thôn, bản đến từng hộ gia đình, điều tra trẻ trong độ tuổi kết hợp tuyên truyền vận động gia đình cho trẻ đến trường.

Vào năm học trong các cuộc họp phụ huynh nhà trường và giáo viên tổ chức tuyên truyền giúp cha mẹ hiểu được những kiến thức sơ đẳng để phối hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục cháu.

Cũng thông qua hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh, từng năm bầu ra ban ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình có năng lực vận động, tuyên truyền những thông tin cần thiết của nhà trường đến từng gia đình, đồng thời kêu gọi vận động phụ huynh đóng góp công sức và vật chất để hoàn thành kế hoạch xây dựng, phát triển nhà trường.

Đối với xã hội cụ thể là chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan đoàn thể trên địa bàn.

Cần xác định công tác tham mưu thành công không phải chỉ cầm tờ trình đến cơ quan trình bày lý do, điều kiện cần là được, mà phải thường xuyên tìm các cơ hội nhân các ngày lễ, ngày hội của địa phương hay các đoàn thể, hiệu trưởng cùng trưởng ban các đoàn thể đến tham dự, thăm hỏi chúc mừng có thể đề xuất cho trường tham gia vào một số công việc giao lưu văn nghệ, thể thao…

Bên cạnh đó nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhiều đơn vị, cơ quan kết nghĩa để từng bước giải quyết các khó khăn cho nhà trường.

Xã hội hóa giáo dục không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế, xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Xã hội hóa giáo dục không là một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược.

Xã hội hóa giáo dục nhằm đến thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến; đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội phát huy cao nhất chức năng và trách nhiệm của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục

-->
Liên quan