1
Chát ngay với Kiến Trúc Sư

Giao tiếp sư phạm mầm non: Thực trạng và giải pháp bồi dưỡng

Giao tiếp sư phạm mầm non là kĩ năng giao tiếp của giáo viên mầm non trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Thực trạng giao tiếp sư phạm mầm non ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Vậy thực trạng đó ra sao và biện pháp bồi dưỡng là gì? Mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Giao tiếp sư phạm mầm non là gì?

Giao tiếp su phạm mầm non không chỉ là sự trao đổi thông tin giữa giáo viên mầm non với trẻ nhỏ, mà nó còn là mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh, với đồng nghiệp và những người làm công tác giáo dục mầm non với nhau.

Mục đích của giao tiếp sư phạm là truyền thụ kiến thức, kĩ năng, các hành vi chuẩn mực, hình thành phẩm chất đạo đức và phát triển trí tuệ cho trẻ. Cách giao tiếp của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách đầu đời của một đứa trẻ cho dù đó là trực tiếp hay gián tiếp.

giao tiếp sư phạm mầm non

Giao tiếp sư phạm tốt là phải biết kết hợp hài hòa cả hai yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Bên cạnh kĩ năng sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, mạch lạc thì còn yêu cầu biểu hiện tốt sắc thái cảm xúc, cử chỉ, ngữ điệu và biết lựa chọn nội dung lời nói phù hợp.

Chẳng hạn như khi giao tiếp, lời nói của giáo viên mầm non phải rõ ràng nhưng ngữ điệu nhẹ nhàng, phải biết điều phối cảm xúc, biểu lộ sắc thái vừa phải, không thái quá, luôn cởi mở, vui tươi,….Yếu tố phi ngôn ngữ như hành vi, nét mặt cần thể hiện nền nã, có chừng mực.

Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ cần linh hoạt, biết kết hợp hài hòa với yếu tố phi ngôn ngữ để tạo hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Trong bất kỳ tình huống nào, giáo viên cũng phải biết gạt bỏ cảm xúc tiêu cực và bộc lộ cảm xúc tích cực nhằm mang lại cảm giác thoải mái nhất cho đối tượng giao tiếp.

Tham khảo thêm: 4 bí quyết giúp cô giáo tránh mắc sai lầm trong giáo dục 

2. Thực trạng giao tiếp sư phạm mầm non hiện nay

Qua khảo sát ở một số trường mầm non thuộc các tỉnh thành cho thấy, kĩ năng giao tiếp sư phạm chưa thực sự được các giáo viên mầm non trau dồi, rèn luyện và bồi dưỡng. Các giao tiếp của nhiều giáo viên còn nặng nề, căng thẳng, thiếu hòa khí vui tươi cũng như sự quan tâm cởi mở, chưa thể hiện được cái hồn trong giao tiếp đó là tình yêu thương nhân ái, sự đồng cảm sẻ chia giữa con người với con người.

Nguyên nhân của thực trạng trên đó là:

- Áp lực nặng nề của giáo viên từ khối lượng công việc và từ nhiều phía: giáo viên có thể chịu sự quá tải về thời gian, số lượng công việc lớn và áp lực tinh thần, dẫn đến sự mệt mỏi, căng thẳng và không quan tâm phải làm hài lòng ai đó khi giao tiếp ngoài công việc.

giao tiếp sư phạm mầm non 3

- Ảnh hưởng từ môi trường công nghệ thông tin: qua môi trường công nghệ thông tin hay còn gọi là mạng xã hội, giáo viên mầm non cảm thấy được thư giãn và thể hiện cảm xúc, tình cảm với mọi người. Khi giao tiếp trong môi trường đó, họ sẽ không bị đánh giá, bình luận, che giấu cảm xúc của mình và cũng không phải giao tiếp với đối tượng mà mình không thích. Với sự hỗ trợ của các loại Smartphone, họ luôn tranh thủ thời gian nhàn rỗi để giao tiếp trong thế giới ảo và không mấy quan tâm đến thế giới bên ngoài, nhất là với những đứa trẻ mà họ đang phải chăm sóc, giáo dục,…

- Ảnh hưởng của xu thế thời đại, chỉ chú trọng giá trị vật chất, ít đề cao giá trị tinh thần: Giao tiếp sư phạm mầm non ngày nay chủ yếu xuất phát từ mục đích công việc hay một mục đích riêng tư nào đó. Các giáo viên thường ít quan tâm đến việc giao tiếp của mình có ảnh hưởng như thế nào đến những đứa trẻ xung quanh. Chính vì thế mà hành vi của họ thường gấp gáp, hời hợt, thiếu sự sâu sắc và chừng mực trong ngôn ngữ, cử chỉ.

- Giao tiếp sư phạm mầm non thiếu sự quan tâm sát sao của các cấp lãnh đạo: Hiện nay, hầu hết các giáo sinh ra trường đều chưa được trang bị và rèn luyện kĩ năng giao tiếp một cách bài bản. Hoặc một số lại bị ảnh hưởng bởi cách giao tiếp “băng giá” của đồng nghiệp. Người quản lý trường mầm non cũng không mấy chú ý đến vấn đề giao tiếp của bản thân và của đội ngũ nhân sự, họ cho phép mình có cách giao tiếp thiếu nhiệt tình, cởi mở trước mặt những đứa trẻ.

3. Giải pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp sư phạm mầm non

- Đội ngũ giáo viên mầm non cần được nâng cao ý thức về tầm quan trọng của giao tiếp sư phạm đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

- Giảm tải áp lực cũng như cường độ làm việc cho giáo viên mầm non

- Khuyến khích giao tiếp ngoài đời thực, hạn chế giao tiếp và trao đổi thông tin trong môi trường ảo.

- Sàng lọc và lựa chọn đội ngũ sư phạm ngay từ khâu đào tạo và tuyển dụng với yêu cầu về một khả năng giao tiếp mầm non tốt.

giao tiếp sư phạm mầm non 2

Trong giáo dục nói chung, giao tiếp là yếu tố góp phần tạo nên nhân cách con người. Một môi trường với đội ngũ nhân sự có kỹ năng giao tiếp tốt thì môi trường đó sẽ chứa đựng nguồn năng lượng tốt giúp tập thể làm việc hiệu quả cao hơn. Một đứa trẻ được giáo dục bởi những giao tiếp tốt, thân thiện, cởi mở thì đương nhiên sẽ nhận được năng lượng tích cực, được hoạt động, vui chơi và tự do trải nghiệm theo đúng tinh thần Montessori cách đây nửa thế kỷ.

>> Xem thêm: Tại sao nên chọn phương pháp Montessori cho trẻ mầm non

 

 

-->
Liên quan